Hướng dẫn đi bộ đúng cách để rèn luyện sức khỏe
Giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình rèn luyện sức khỏe của chính bạn và người thân
Hướng dẫn đi bộ đúng cách để rèn luyện sức khỏe |
Đi bộ không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là môn thể thao để rèn luyện sức khỏe được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cần phải đi bộ đúng cách, đúng thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định thì việc rèn luyện sức khỏe mới thật sự đạt hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày nên đi bộ từ 30 đến 60 phút sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường, giảm tai biến mạch máu não và nguy cơ bị thoái hóa cổ xương đùi… Ngoài những lợi ích trên, đi bộ còn phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, chứng trầm cảm và là liệu pháp giảm béo tốt nhất.
Ngược lại, nếu đi bộ không đúng cách, người đi bộ có thể gặp phải một số nguy cơ về sức khỏe, như: đau đầu gối gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc đau nhức làm thoái hóa khớp, nhất là đối với phụ nữ mang thai, việc đi bộ không đúng cách có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Để đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất, cần đi bộ một cách tự nhiên, tránh gò bó theo kỹ thuật. Song, người đi bộ cũng cần lưu ý: nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ; đi chậm khi mới bắt đầu và khi kết thúc trong thời gian khoảng 5 phút; tư thế đi bộ phải thẳng, không thu vai hoặc khom lưng nhằm giữ cho cột sống được thẳng, không chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều để hô hấp được tối đa. Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.
Khi đi bộ, hai tay nên vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng, tay không nên cầm nắm thêm những vật dụng không cần thiết khác trên tay. Luôn giữ cho hơi thở tự nhiên. Mặc quần áo ngắn, nhẹ, rộng vừa phải và nên đi giày thể thao.
Tuy nhiên, trong quá trình đi bộ nếu gặp phải các dấu hiệu như: chóng mặt, choáng váng, đau vùng ngực, khó thở, huyết áp tăng, đau vùng lưng, vùng gối… thì cần dừng ngay hoạt động đi bộ để nghỉ ngơi hoặc cần được chăm sóc y tế.
Đi bộ đều đặn hàng ngày là một thói quen rất tốt cho sức khỏe nhưng theo nhiều chuyên gia nếu thỉnh thoảng nghỉ ngơi cũng giúp người đi bộ cảm thấy thoải mái hơn, sẵn sàng cho ngày đi bộ tiếp theo đạt hiệu quả.
Đi bộ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giảm căng thẳng sau thời gian làm việc, và bất kỳ ai cũng có thể đi bộ với nhiều kiểu đi khác nhau như: đi bộ nhanh với khoảng 100 bước/phút, đi bộ thong thả với khoảng 70 bước/phút; đi bộ tự do là hình thức kết hợp giữa đi bộ nhanh với đi bộ thong thả và vừa đi vừa nghỉ hoặc đi bộ kiểu giật lùi…
Tuy nhiên, ngoài việc đi bộ đúng cách, đi vào thời điểm hợp lý như: khi tia nắng sáng vừa xuất hiện, đi vào buổi chiều tối sau ngày làm việc ít vận động hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, người đi bộ cần lưu ý: không nên đi bộ thành nhóm quá đông (nghĩa là từ 3 người trở lên), không đi bộ lúc sáng sớm khi trời còn hơi sương dễ bị viêm xoang mũi hoặc dị ứng; tránh đi bộ gần thời điểm bữa ăn chính để hệ tiêu hóa làm việc ổn định, ngừa các bệnh lý dạ dày, tá tràng hoặc viêm đại tràng, nhất là không nên đi bộ sau khi ăn no.
Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày nên đi bộ từ 30 đến 60 phút sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường, giảm tai biến mạch máu não và nguy cơ bị thoái hóa cổ xương đùi… Ngoài những lợi ích trên, đi bộ còn phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, chứng trầm cảm và là liệu pháp giảm béo tốt nhất.
Ngược lại, nếu đi bộ không đúng cách, người đi bộ có thể gặp phải một số nguy cơ về sức khỏe, như: đau đầu gối gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc đau nhức làm thoái hóa khớp, nhất là đối với phụ nữ mang thai, việc đi bộ không đúng cách có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Để đi bộ đạt hiệu quả tốt nhất, cần đi bộ một cách tự nhiên, tránh gò bó theo kỹ thuật. Song, người đi bộ cũng cần lưu ý: nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ; đi chậm khi mới bắt đầu và khi kết thúc trong thời gian khoảng 5 phút; tư thế đi bộ phải thẳng, không thu vai hoặc khom lưng nhằm giữ cho cột sống được thẳng, không chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều để hô hấp được tối đa. Khi đi bộ nên nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn. Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân trước khi nhấc lên, cứ thế bước đều liên tục.
Khi đi bộ, hai tay nên vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng, tay không nên cầm nắm thêm những vật dụng không cần thiết khác trên tay. Luôn giữ cho hơi thở tự nhiên. Mặc quần áo ngắn, nhẹ, rộng vừa phải và nên đi giày thể thao.
Tuy nhiên, trong quá trình đi bộ nếu gặp phải các dấu hiệu như: chóng mặt, choáng váng, đau vùng ngực, khó thở, huyết áp tăng, đau vùng lưng, vùng gối… thì cần dừng ngay hoạt động đi bộ để nghỉ ngơi hoặc cần được chăm sóc y tế.
Đi bộ đều đặn hàng ngày là một thói quen rất tốt cho sức khỏe nhưng theo nhiều chuyên gia nếu thỉnh thoảng nghỉ ngơi cũng giúp người đi bộ cảm thấy thoải mái hơn, sẵn sàng cho ngày đi bộ tiếp theo đạt hiệu quả.
Đi bộ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giảm căng thẳng sau thời gian làm việc, và bất kỳ ai cũng có thể đi bộ với nhiều kiểu đi khác nhau như: đi bộ nhanh với khoảng 100 bước/phút, đi bộ thong thả với khoảng 70 bước/phút; đi bộ tự do là hình thức kết hợp giữa đi bộ nhanh với đi bộ thong thả và vừa đi vừa nghỉ hoặc đi bộ kiểu giật lùi…
Tuy nhiên, ngoài việc đi bộ đúng cách, đi vào thời điểm hợp lý như: khi tia nắng sáng vừa xuất hiện, đi vào buổi chiều tối sau ngày làm việc ít vận động hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, người đi bộ cần lưu ý: không nên đi bộ thành nhóm quá đông (nghĩa là từ 3 người trở lên), không đi bộ lúc sáng sớm khi trời còn hơi sương dễ bị viêm xoang mũi hoặc dị ứng; tránh đi bộ gần thời điểm bữa ăn chính để hệ tiêu hóa làm việc ổn định, ngừa các bệnh lý dạ dày, tá tràng hoặc viêm đại tràng, nhất là không nên đi bộ sau khi ăn no.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Hướng dẫn đi bộ đúng cách để rèn luyện sức khỏe
Trả lờiXóa